Yoga và Thiền có giống nhau không? Khác nhau chỗ nào?

Trung Tâm Yoga Tại Nhà

Yoga và Thiền có giống nhau không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Như chúng ta đã biết, một hệ thống Yoga toàn diện bao gồm các tư thế (Asana), kỹ thuật thở (Pranayama), thiền định và lối sống – tuy nhiên “thiền định” ở đây không bao hàm toàn bộ khái niệm Thiền. Thực ra, Yoga và Thiền hiện nay là hai trường phái rèn luyện thân tâm độc lập, chúng khác xa nhau.

yoga-va-thien-2      Thiền (Meditation)

yoga-va-thien-1

Yoga (Asanas)

Để hiểu được sự khác biệt giữa hai trường phái này, trước hết chúng ta hãy truy nguyên về nguồn gốc của chúng. NGUỒN GỐC CỦA YOGA VÀ THIỀN ĐỊNH Nguồn gốc của Yoga Trong phạm vi lịch sử văn minh lần này của nhân loại mà chúng ta có thể tìm hiểu đến được thì Yoga và Thiền định đều xuất phát từ một cái nôi: đó là nền minh triết Ấn Độ cổ xưa, cách đây khoảng 5000 năm; trong kinh Veda – thánh thư lâu đời nhất của Ấn Độ đã có nhắc đến Yoga và Thiền định.

Giai đoạn này Yoga chưa phải là một trường phái độc lập. Các thiền sinh thực hành thiền định và các động tác nhấn mạnh vào nghi lễ nhằm đạt được nhận thức về Thực Tại Tối Cao. Về sau, các thiền sinh không muốn chỉ thực hiện các động tác nghi lễ tượng trưng nữa, họ muốn có một trải nghiệm tâm linh trực tiếp. Vì vậy, Yoga ra đời, và phát triển rực rỡ nhất vào thời kỳ mà Pantanjali – vị hiền triết cổ xưa của Ấn Độ – biên soạn cuốn sách kinh điển Pantanjali Yoga, trong đó nghệ thuật và khoa học Yoga được hệ thống thành tám cấp bậc (tham khảo Tám nhánh Yoga – con đường của các bậc hành giả (http://ttnn.com.vn/tam-nhanh-yoga-con-duong-cua-cac-bac-hanh-gia/). Qua đó ta thấy rằng Yoga cổ điển nhấn mạnh vào sự rèn luyện đức hạnh, kiềm chế những xao động trong trường ý nghĩ và cuối cùng đạt đến Samadhi – trạng thái nhập định.

Tuy nhiên, đến thời cận đại và hiện đại thì Yoga đã phân hóa thành nhiều trường phái khác nhau, trong đó có một trường phái là Hatha Yoga tập trung vào phát triển các động tác cùng các kỹ thuật thở phức tạp nhằm thanh lọc cơ thể và tâm trí. Thiền định được thêm vào như một phương pháp thư giãn và thường được kết hợp với kỹ thuật thở (Pranayama). Yoga phổ truyền trong xã hội ngày nay mà phần lớn chúng ta thực hành chính là Hatha Yoga. yoga-va-thien-3 Nguồn gốc của Thiền định: Thiền định mà chúng ta nhắc tới ở đây không phải là một bộ phận của Yoga ngày nay – vốn chỉ được xem như là một phương pháp thư giãn. Như đã nhắc tới ở phần trên, Thiền định và Yoga cùng có mặt trong hệ thống tâm linh của Ấn Độ thời cổ đại. Sau đó khi Yoga được phát triển thành một bộ môn độc lập thì Thiền định cũng đi theo con đường riêng, nó trở thành một phương pháp tu luyện trong tôn giáo.

Vào thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, ông hướng dẫn các đệ tử của mình tu luyện theo phương thức: Buổi sáng cầm bát đi hóa duyên (xin ăn), sau bữa trưa mọi người tập trung lại để nghe giảng các giáo lý, thời gian còn lại vào buổi chiều cho tới quá nửa đêm dành cho việc ngồi đả tọa nhập định. Như vậy thời gian ngồi đả tọa (thế kiết già hoặc bán kiết già) rất lâu, nhiều đệ tử của ông chịu khổ không nổi thường nửa đêm lén bỏ trốn về nhà. Thực ra không phải tất cả thời gian ngồi đả tọa ấy đều dành cho Thiền định, mà còn có Thiền quán (quán về sự vô thường của vạn vật). Mặc dù tới nay Thiền quán cũng đã phổ cập trong xã hội (Thiền Vipassana) nhưng chúng ta sẽ không nhắc đến Thiền quán ở đây vì nó ra đời sau này, gắn liền với sự ra đời của Phật giáo cách đây khoảng 2500 năm.

Điều chúng ta nhắc đến là Thiền định – một con đường tâm linh có từ thời cổ xưa trước Phật giáo rất lâu và sau đó nó trở thành một bộ phận tu luyện trong Phật giáo. Ngày nay, dòng Thiền phổ truyền trong xã hội là Thiền Anapanasati – đã gạt bỏ hoàn toàn các yếu tố của tôn giáo. Cốt lõi của Thiền Anapanasati là tập trung quan sát hơi thở tự nhiên, không gò ép hơi thở, để cho dòng năng lượng của vũ trụ tràn vào cơ thể và tâm trí, qua đó thanh lọc cơ thể và kích hoạt những tiềm năng của bản thân. Thiền Anapanasati không đòi hỏi ngồi ở tư thế kiết già hay bán kiết già, chỉ cần đan hai tay vào nhau và hai chân cũng chạm vào nhau để dòng năng lượng có thể tuần hoàn liên tục trong cơ thể. Vì sao không đòi hỏi tư thế ngồi kiết già hay bán già? Thiền Anapanasati không phải là phương pháp tu luyện, nó được phổ truyền trong xã hội để tất cả mọi người đều có thể học, một khi không cần phải ngồi ở thế kiết già hay bán già thì nó trở nên rất đơn giản, dễ dàng, bất cứ ai cũng có thể thực hành theo. yoga-va-thien-4 Như vậy, chúng ta đã thấy qua nhiều thời kỳ lịch sử đến ngày nay, Yoga và Thiền đã trở thành hai bộ môn riêng biệt, độc lập, phương pháp mà mỗi bộ môn sử dụng đến là hoàn toàn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Về việc khác nhau ở điểm nào thì chúng ta sẽ đề cập đến ở phần dưới đây.

YOGA VÀ THIỀN KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?

Cả hai bộ môn Yoga và Thiền đều có nhiều nhánh rất phức tạp, tuy nhiên chúng ta chỉ làm phép so sánh Hatha Yoga và Thiền định Anapanasati – tức là những trường phái rèn luyện thân tâm phổ truyền trong xã hội, không liên quan đến tu luyện và tôn giáo, có liên hệ trực tiếp với chúng ta. yoga-va-thien-5

  • Về mục tiêu:

Hatha Yoga và Thiền định Anapanasati cùng có một mục tiêu chung là đạt được sự thanh lọc thân thể và tâm trí. Tuy nhiên, các học viên tham gia Hatha Yoga ngày nay quan tâm nhiều hơn đến phương diện “thân thể”, nghĩa là đạt được một thân thể khỏe mạnh, chữa lành các bệnh tật cụ thể hoặc là để có một vóc dáng đẹp. Trong khi đó, Thiền định Anapanasati nhấn mạnh vào yếu tố “tâm trí”, thả lỏng thân thể và tâm trí tuyệt đối để nguồn năng lượng dồi dào của vũ trụ tràn vào, kích hoạt khai mở con mắt thứ ba, tâm trí được thăng hoa và tiếp cận được nhiều sự thật kỳ diệu trong vũ trụ. Dĩ nhiên trong quá trình đó thân thể cũng được thanh lọc và chữa lành mọi bệnh tật.

  • Về phương pháp:

Phương pháp mà Hatha Yoga và Thiền định Anapanasati dùng đến là hoàn toàn khác nhau. Trong khi cốt lõi của Yoga là “kiểm soát”, đưa thân thể vào những tư thế đã được quy định đòi hỏi sự chính xác nghiêm ngặt, qua đó đạt được sự làm chủ đối với thân thể thì cốt lõi của Thiền định là “buông bỏ”, hoàn toàn không có bất kỳ một sự cưỡng chế nào, ngay cả hơi thở cũng buông bỏ. Hệ thống của Yoga bao gồm nhiều kỹ thuật phức tạp mà để thực hành được thì học viên Yoga cần có một người hướng dẫn. Trong khi đó, Thiền định rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tự thực hành Thiền sau khi đã nắm được phương pháp.

  • Về đối tượng học viên:

Thực hành Hatha Yoga hay Thiền Anapanasati đều giúp bạn đạt được những lợi ích về sức khỏe, chữa lành bệnh tật và tâm trí được cân bằng, hài hòa. Tuy nhiên khi đi sâu hơn thì Hatha Yoga và Thiền Anapanasati có sự khác biệt, vì vậy tùy vào mục tiêu của mình mà bạn có thể chọn lựa theo đuổi Hatha Yoga hay Thiền Anapanasati. Nếu bạn muốn cải thiện vóc dáng (giảm cân, tăng cân, thể hình), hoặc đơn giản là bạn yêu thích những tư thế thách thức giới hạn của thể xác thì bạn nên chọn Yoga. Nếu mục tiêu của bạn tập trung vào việc phát huy năng lực của tâm trí, đạt được một tâm trí trong sáng, đầy sức mạnh và khai mở những tiềm năng của bản thân thì bạn nên chọn Thiền. yoga-va-thien-6 Giờ đây bạn đã xác định được con đường mình nên theo đuổi là Yoga hay là Thiền chưa? Bài viết trên chỉ là những so sánh ở phần bên ngoài, có thể nhìn thấy được. Để thâm nhập được cốt tủy của mỗi con đường thì cần tự bạn trải nghiệm và học hỏi thêm. Hãy vào những link dưới đây để tham khảo những thông tin cần thiết và được tư vấn cụ thể hơn:

Dành cho bạn học Yoga: http://ttnn.com.vn/tap-yoga-tai-nha-voi-giao-vien-trinh-do-cao-co-bang-cap-giau-kinh-nghiem-gia-phai-chang-tren-toan-quoc/

Dành cho bạn học Thiền: http://kimtuthap.org/  

Trung Tâm Yoga Tại Nhà

————————————————————————————————————————————-

Chuyên cung cấp Bộ Quần Áo tập Yoga

Hotline: 0987 362 149 – 0934 337 667

Xem thêm hình ảnh tại đây!!!CLICK!!!

Áo Quần do TT YOGA TẠI NHÀ phân phối:

  • Vải cao cấp đã xử lý wash, mềm mịn, không ra màu (giặt máy giặt bình thường).
  • 100% cotton, không xù lông.
  • Mặc thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn 2, 4 chiều.
  • Quần vải dầy, ôm nhẹ, phù hợp cho mọi tư thế Yoga.
  • In hình ảnh, chữ theo yêu cầu của bạn (nếu có). 

Quyền lợi của bạn khi mua Bộ Đồ Tập Yoga tại TT Yoga Tại Nhà:

  1. Bảo hành 1 tháng, đổi trả trong vòng 10 ngày.
  2. Giao hàng tận nơi, thanh toán khi nhận hàng.
  3. Tư vấn và thiết kế miễn phí nếu khách hàng muốn in thông điệp trên áo.
  4. Giảm giá khi mua số lượng lớn.

Từ khóa lên top Google:

thiền và yoga